Việt Nam được dự báo sẽ kiểm soát được dịch bệnh vào giữa năm 2022, hòa nhập cùng cuộc phục hồi kinh tế toàn cầu. Các chuyên gia cho rằng, du lịch sẽ bùng nổ vào năm 2023
DỰ ĐOÁN SỰ HỒI PHỤC CỦA DU LỊCH
Trong báo cáo tháng 6, theo các chuyên gia đánh giá, Covid-19 lần 4 đang diễn ra tại Việt Nam rất phức tạp nhưng kỳ vọng Covid 19 sẽ sớm được kiểm soát từ quý 4/2021 khi Việt Nam nhận khoảng 100 triệu liều vaccine. Kinh tế sẽ chứng kiến sự tăng trưởng nhanh chóng.
Dẫn chứng từ nước Mỹ, quý 1/2021 là quý tăng trưởng tốt nhất của Mỹ kể từ 1984 với mức tăng 6,4%. Đại học Pennsylvania ước tính, mỗi ngày nước Mỹ tiêm 3 triệu liều cho người dân thì GDP sẽ tăng 1%.
Tại Trung Quốc, khoảng 40% dân số được tiêm ít nhất một mũi cùng với chính sách kích cầu kinh tế đã giúp nước này đạt mức tăng trưởng ngoạn mục 18,3% trong quý 1/2021, cao nhất kể từ năm 1992. Sản lượng khách nội địa phục hồi mạnh trong năm 2021 so với năm 2019 – lúc chưa có dịch.
Với dự báo về thời điểm miễn dịch và phục hồi kinh tế như vậy, các chuyên gia cho rằng, du lịch trên toàn cầu và nội địa sẽ bùng nổ vào năm 2023.
4 XU HƯỚNG DU LỊCH HẬU COVID
-
Xu hướng du lịch không chạm
Giữ khoảng cách, hạn chế tiếp xúc và sát khuẩn tay thường xuyên là những thông điệp phòng ngừa lây nhiễm Covid19 mà hầu hết chúng ta đã nhớ như in. Vì vậy, không có gì lạ khi sau thời kỳ hậu Covid mọi thứ sẽ được “công nghệ hóa”. Đáng nói như các thủ tục tại sân bay, thủ tục khi nhận phòng… mọi thông tin sẽ được cập nhật trên hệ thống công nghệ hiện đại mà không cần tiếp xúc trực tiếp người với người.
2. Xu hướng du lịch tại chỗ Staycation
Staycation là loại hình du lịch trong phạm vi gần, nghĩa là khách hàng sẽ trải nghiệm du lịch ngay tại địa phương. Họ không cần trải qua chuyến hành trình dài ngày ở một nơi xa xôi, cũng không cần phải sử dụng các phương tiện giao thông công cộng. Du lịch tại chỗ Staycation là cơ hội để mọi người khám phá những điều thú vị và hấp dẫn gần nơi mình sinh sống mà trước đây mình đã lỡ bỏ qua.
3. Du lịch chăm sóc sức khỏe lên ngôi
Kể từ khi covid hoành hành xu hướng du lịch sức khỏe bỗng dưng “nổi rần rần” tại nhiều nước trên thế giới. Theo dự báo của Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO), du lịch gắn với sức khỏe sẽ tăng trưởng mạnh mẽ thời hậu Covid19. Theo Global Wellness Institute (GWI), loại hình du lịch này có thể chạm mức doanh thu 919 tỷ USD vào năm 2022.
Du lịch sức khỏe là dịch vụ du lịch thiên về nghỉ dưỡng, thư giãn, làm đẹp và chăm sóc sức khỏe. Khi đi du lịch, du khách có thể tham gia các khóa ngồi thiền, tập yoga, dưỡng sinh, tắm khoáng nóng… để thể chất cân bằng và tinh thần vui vẻ.
4. Hướng tới những nơi cô lập và ít được biết đến
Để du lịch an toàn trong thời điểm dịch Covid19 chưa được kiểm soát hoàn toàn, nhiều người có xu hướng tìm đến những vùng đất hoang sơ; những nơi có tính chất cô lập. Đó có thể là vùng nông thôn yên tĩnh rời xa phố thị ồn ào; là điểm nghỉ dưỡng ở vùng núi cao; là những hòn đảo, bãi biển chưa được khai thác du lịch.
Những địa điểm còn hoang sơ, cô lập không chỉ mang tới sự yên tĩnh và còn mang đến sự an tâm tuyệt đối. Lý do là bởi những địa điểm này thường “kén” khách du lịch nên giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh. Vậy nên cũng không ngoa khi những địa điểm này còn được gọi là “hidden gems” – những viên ngọc được ẩn giấu đúng không nào?
Dịch bệnh là điều không ai mong muốn nhưng trong giai đoạn khó khăn này, thực hiện nghiêm các chỉ thị của Nhà nước và bảo vệ sức khỏe của bản thân là điều ưu tiên số 1. Mong rằng dịch bệnh sớm được kiểm soát và cuộc sống sẽ trở lại trạng thái bình thường.