Nghiệp vụ đại lý

QUY ĐỊNH & MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT KHI ĐẶT VÉ TÀU

QUY ĐỊNH VỀ MUA VÉ VÀ THANH TOÁN TRỰC TUYẾN

1. Quy định đặt chỗ

a. Khi mua vé trên ứng dụng cần điền đầy đủ thông tin về người mua vé, thông tin về hành khách đi tầu bao gồm: Họ và tên đầy đủ, giấy tờ tùy thân có ảnh hợp lệ được pháp luật công nhận (Số chứng minh thư nhân dân | Số bằng lái xe được pháp luật công nhận | Số hộ chiếu).

b. Quý khách có thể đặt chỗ cho tối đa 04 khách (không bao gồm trẻ sơ sinh) trong mỗi lần thực hiện.

c. Trẻ em dưới 10 tuổi tại thời điểm khởi hành phải được đặt chỗ đi cùng người lớn. Đối với khách hàng là trẻ em, phải điền ngày tháng năm sinh ghi trên giấy khai sinh của trẻ em được pháp luật công nhận.

d. Trẻ em dưới 6 tuổi: Miễn vé và sử dụng chung chỗ của người lớn đi kèm.

e. Trẻ em từ 6 đến dưới 10 tuổi: Giảm 25% giá vé

f. Người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên: Giảm 15% giá vé.

i. Sinh viên: Giảm 10% giá vé.

2. Khách hàng chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của các thông tin cùng với tính hợp lệ tài khoản thanh toán đã được sử dụng để mua vé.

3. Khi ra ga lấy vé, Khách hàng phải đem theo giấy tờ tùy thân hợp lệ để chứng minh là người mua vé hoặc là một trong số các hành khách đi tầu cùng với mã đặt chỗ được hệ thống bán vé cung cấp. Khi giao vé cho khách hàng thư ký bán vé tại cửa vé hướng dẫn khách hàng ký nhận vé vào mặt sau của liên trắng.

4. Khách hàng phải ra ga để làm các thủ tục trả vé nếu có nhu cầu. Nếu khách hàng mua vé trên Mobile Banking thì khi trả vé, tiền mua vé sẽ được chuyển trả về tài khoản Mobile Banking của khách hàng sau 3 đến 5 ngày làm việc.

5. Liên hệ hỗ trợ qua hotline Tripi 1900 2084 hoặc hotline Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam 1900 6469.

6. Quy định về hóa đơn giá trị gia tăng

Vé điện tử là hợp đồng vận chuyển, sản phẩm dịch vụ.

– Hóa đơn điện tử là bằng chứng thanh toán và ghi nhận chi phí.

– Vé điện tử không phải là hóa đơn giá trị gia tăng và không có giá trị thanh toán.

– Tất cả các bảng in vé điện tử trên giấy(giấy in nhiệt , giấy A4…) theo mẫu quy định của Tổng Cty ĐSVN chỉ là bản sao chép chứa các thông tin của vé điện tử.

– Quý khách truy cập http://hoadon.vtdshn.vn để có thể tra cứu hóa đơn điện tử.

– Nếu lấy hóa đơn về thanh toán hành khách cần cung cấp cho nhân viên bán vé các thông tin để xuất hóa đơn khi mua vé điện tử tại thời điểm đó.

ĐIỀU KIỆN HÀNH KHÁCH ĐI TÀU TỪ NGÀY 27/10/2021 TRỞ ĐI

1. Đối với hành khách đi từ địa phương/khu vực cấp độ dịch là cấp 1, 2:

– Tuân thủ “Thông điệp 5K”, khai báo y tế trên ứng dụng PC-Covid.

– Khai báo theo Mẫu phiếu thông tin hành khách tại website https://dsvn.vn và in mang theo khi ra ga hoặc kê khai trực tiếp tại ga.

– Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và Bộ Y tế.

2. Đối với hành khách đi từ địa phương/khu vực cấp độ dịch là cấp 3:

– Thực hiện theo nội dung mục (1) nêu trên;

– Xét nghiệm các trường hợp có một trong các biểu hiện triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, mất vị giác và khứu giác, khó thở… hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ.

3. Đối với hành khách đi từ địa phương/khu vực cấp độ dịch là cấp 4:

– Ngoài việc thực hiện theo nội dung mục 1 nêu trên hành khách phải có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính trong vòng 72 giờ trước khi lên tàu.

– Chỉ đặt mua vé, đi tàu trên toa dành riêng của đoàn tàu, cụ thể như sau:

  + Tàu SE8: từ ngày 02/11 đến ngày 30/11: toa 4 từ giường 37 đến 42 (các ngày 31/10 và 01/11 vẫn bán trên toa 1 vì hết khoang giường trống)
  + Tàu SE7: từ ngày 31/10 đến 30/11: toa 4 từ giường 37 đến 42
  + Tàu SE4/3: từ ngày 01/11 đến 10/11: toa 4 từ giường 37 đến 42
  + Tàu SE5 từ ngày 02/11 đến ngày 30/11: Toa 6 các chỗ từ giường 37 đến 42 (các ngày 31/10 và 01/11 vẫn bán trên toa 1 vì hết khoang giường trống)
  + Tàu SE6 từ ngày 31/10 đến 30/11: Toa 6 các chỗ từ giường 37 đến 42

(*) Hành khách có thể truy cập vào Cổng thông tin điện tử của Bộ y tế tại website https://moh.gov.vn mục thông tin điều hành để theo dõi tổng hợp đánh giá cấp độ dịch tại địa phương.

* Lưu ý: Hành khách không tuân thủ các điều kiện đi tàu như trên Ngành đường sắt từ chối chuyên chở và không trả lại tiền vé.

4. Quy định đổi, trả vé từ ngày 13/10/2021

a. Thời gian, mức phí đổi trả vé:

* Đổi vé: Vé cá nhân đổi trước giờ tàu chạy 24 giờ trở lên, lệ phí là 20.000 đồng/vé; không áp dụng đổi vé đối với vé tập thể.

* Trả vé:

  • Vé cá nhân: Trả vé trước giờ tàu chạy từ 4 giờ đến dưới 48 giờ, lệ phí là 20% giá vé; từ 48 giờ trở lên lệ phí là 10% giá vé.
  • Vé tập thể: Trả vé trước giờ tàu chạy từ 24 giờ đến dưới 72 giờ, lệ phí là 30% giá vé; từ 72 giờ trở lên lệ phí là 20% giá vé.

b. Hình thức trả vé.

– Khi hành khách mua vé và thanh toán online qua website bán vé của Ngành Đường sắt, app bán vé hoặc các ứng dụng mua vé tàu hỏa của các đối tác thứ ba thì có thể trả vé online qua các website bán vé của Ngành Đường sắt hoặc đến trực tiếp nhà ga.

– Khi hành khách mua vé bằng các hình thức khác, muốn đổi vé, trả vé hành khách đến trực tiếp nhà ga kèm theo giấy tờ tùy thân bản chính của người đi tàu (hoặc người mua vé) cho nhân viên đường sắt. Đồng thời, thông tin trên thẻ đi tàu phải trùng khớp với giấy tờ tùy thân của hành khách.

=>> Chi tiết quyết định xem tại đây: https://dsvn.vn/images/quyet-dinh-thi-diem.pdf

THÔNG TƯ QUY ĐỊNH VỀ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH, HÀNH LÝ TRÊN ĐƯỜNG SẮT QUỐC GIA VÀ ĐƯỜNG SẮT CHUYÊN DÙNG CÓ NỐI RAY VỚI ĐƯỜNG SẮT QUỐC GIA

1. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc vận tải hành khách, hành lý trên đường sắt quốc gia và đường sắt chuyên dùng có nối ray với đường sắt quốc gia.

2. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

a. Hành khách là người đi tàu có vé hợp lệ.

b. Vé cứng là vé do doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách, hành lý trên đường sắt phát hành dưới hình thức in sẵn.

c. Vé điện tử là vé do doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách, hành lý trên đường sắt phát hành, được lưu trữ dưới dạng dữ liệu điện tử.

d. Thẻ lên tàu là bản in của vé điện tử hoặc ảnh số được hiển thị trên màn hình của các thiết bị điện tử, trên đó thể hiện đầy đủ thông tin liên quan đến hành khách.

e. Bán vé điện tử là việc bán vé trực tuyến qua mạng thông tin điện tử của doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách, hành lý trên đường sắt mà người mua trực tiếp hoặc không trực tiếp đến các địa điểm bán vé của doanh nghiệp.

f. Hành lý là vật dụng, hàng hóa vận chuyển trên tàu khách bao gồm hành lý xách tay và hành lý ký gửi.

g. Hành lý xách tay là hành lý của hành khách đi tàu được mang theo người lên toa xe khách.

h. Hành lý ký gửi là hành lý gửi trên toa hành lý.

i. OSJD (ORGANISATION FOR CO-OPERATION BETWEEN RAILWAYS): Là Tổ chức hợp tác đường sắt mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

j. Trọng tải kỹ thuật cho phép của toa xe là trọng lượng tối đa cho phép chở trên toa xe theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt.

k. Trường hợp bất khả kháng là trường hợp xảy ra do thiên tai, địch họa, dịch bệnh hoặc vì lý do bảo đảm trật tự, an ninh xã hội, tắc đường vận chuyển không do lỗi của doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách, hành lý trên đường sắt, hành khách, người gửi hành lý ký gửi mặc dù doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách, hành lý trên đường sắt, hành khách, người gửi hành lý ký gửi đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép.

3. Vé hành khách

a. Vé hành khách được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 54 Luật Đường sắt. Vé hành khách được phát hành theo hình thức vé cứng và vé điện tử.

b. Vé hành khách hợp lệ phải đảm bảo các điều kiện sau:

– Do doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách, hành lý trên đường sắt (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp) phát hành;

– Đối với vé cứng: Không bị tẩy, xóa, sửa chữa, còn đủ các thông tin và phải đi đúng chuyến tàu, thời gian ghi trên vé;

– Đối với vé điện tử: Có bản in, bản chụp thẻ lên tàu theo quy định của doanh nghiệp hoặc có bằng chứng được lưu trữ trên hệ thống cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp, trên đó có đầy đủ các thông tin cá nhân trùng khớp với một trong các giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều 5 của Thông tư này.

c. Khi phát hành vé cứng, vé điện tử, doanh nghiệp phải thông báo công khai và hướng dẫn các quy định cho hành khách cách sử dụng vé để đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ của hành khách.

4. Quy định về bán vé hành khách

a. Doanh nghiệp phải tổ chức bán vé tại nhiều địa điểm, nhiều ngày trước thời điểm tàu chạy, nhiều phương thức bán vé tạo điều kiện thuận lợi cho người mua vé.

b. Trường hợp cần thiết, doanh nghiệp có thể đề nghị người mua vé cung cấp giấy tờ tùy thân hoặc các giấy tờ khác có đầy đủ các thông tin cá nhân được pháp luật công nhận. Trường hợp mua vé trực tuyến qua mạng thông tin điện tử, người mua vé phải cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết theo quy định của doanh nghiệp.

c. Căn cứ vào từng thời điểm cụ thể, từng loại chỗ, từng loại tàu, doanh nghiệp quy định cụ thể việc ghi họ, tên, số giấy hoặc số thẻ lên vé theo một trong các giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều này.

5. Mua vé đi tàu tập thể, trọn toa, trọn cụm toa xe khách

a. Việc tổ chức mua, bán vé tàu tập thể, trọn toa, trọn cụm toa xe khách thực hiện theo quy định của doanh nghiệp và các quy định tại Thông tư này.

b. Doanh nghiệp có trách nhiệm đảm bảo quyền lợi của hành khách theo quy định của pháp luật.

6. Trả lại vé, đổi vé đi tàu

Hành khách có quyền trả lại vé, đổi vé trước giờ tàu chạy. Doanh nghiệp quy định cụ thể mức khấu trừ tương ứng với thời gian trả lại vé, đổi vé và các nội dung khác có liên quan đến việc trả lại vé, đổi vé của hành khách.

7. Quy định về hành lý

a. Hành khách không phải mua vé đối với hành lý xách tay trong phạm vi khối lượng và chủng loại theo quy định của doanh nghiệp. Trường hợp vượt quá khối lượng quy định thì hành khách phải mua vé theo quy định của doanh nghiệp.

b. Hành khách, người gửi hành lý ký gửi phải mua vé cho hành lý ký gửi.

c. Trường hợp khối lượng hành lý xách tay của hành khách đã có các quy định theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên thì thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế đó.

8. Quy định gửi hành lý ký gửi

a. Hành khách, người gửi hành lý ký gửi có trách nhiệm phải ghi đúng, đủ nội dung của tờ khai gửi hàng, đúng tên hàng hóa theo mẫu do doanh nghiệp quy định và chịu trách nhiệm về tính trung thực của việc kê khai, tính hợp pháp của hàng hóa trong hành lý ký gửi.

b. Doanh nghiệp tổ chức kiểm tra bao bì, số lượng, ký hiệu, mã hiệu, biểu trưng đặc tính của hàng hóa và xác nhận vào tờ khai gửi hàng.

9. Quy định vận tải hành lý

a. Hành lý được vận tải phải tuân thủ các quy định tại Điều 7 của Thông tư này.

b. Hành lý là vật dụng, hàng hóa không thuộc loại bị nghiêm cấm vận chuyển trong vận tải đường sắt, trường hợp vật dụng, hàng hóa là hàng nguy hiểm, động vật sống, thi hài, hài cốt phải tuân thủ các quy định tại các Điều 62, Điều 63, Điều 64 của Luật Đường sắt và các quy định của pháp luật có liên quan.

c. Hành lý xách tay do hành khách đóng gói phải có đồ chứa đựng đảm bảo an toàn hành lý, không để các tính chất, đặc tính tự nhiên của hàng hóa ảnh hưởng đến hành khách khác và được để đúng nơi quy định trên toa hành khách, do hành khách tự bảo quản.

d. Hành lý ký gửi phải đảm bảo các điều kiện sau:

– Hành lý ký gửi phải được hành khách, người gửi hành lý ký gửi đóng gói chắc chắn theo đúng quy định của doanh nghiệp về kích thước, trọng lượng mỗi kiện hàng. Đảm bảo không bị mất mát, giảm khối lượng, hư hỏng hoặc giảm chất lượng trong quá trình vận chuyển;

– Bên ngoài bao gói của hành lý ký gửi phải có các thông tin sau: Họ tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax (nếu có) của hành khách, người gửi hành lý ký gửi, người nhận hành lý ký gửi; số hiệu vé hành lý ký gửi; ký hiệu, biểu trưng đặc tính của hàng hóa;

– Trước khi nhận vận chuyển, doanh nghiệp có trách nhiệm kiểm tra bao gói và yêu cầu sửa chữa, bổ sung cho đúng quy định, trường hợp nghi ngờ về tính xác thực của hàng hóa chứa bên trong, doanh nghiệp được quyền yêu cầu hành khách, người gửi hành lý ký gửi mở bao gói để kiểm tra.

10. Hành khách ngừng đi tàu ở ga dọc đường

Trường hợp hành khách đi tàu vì lý do ốm đau trên tàu không thể tiếp tục hành trình buộc phải xuống ga dọc đường, Trưởng tàu có trách nhiệm sau:

a. Tổ chức sơ cứu cho hành khách;

b. Xác nhận để hành khách đi tiếp bằng chuyến tàu khác hoặc được doanh nghiệp trả lại tiền vé đối với quãng đường hành khách chưa đi tính từ ga gần nhất phía trước mà tàu có đỗ nhận khách đến ga đến ghi trên vé của hành khách đã mua.

11. Thay đổi chỗ trên tàu

Trường hợp doanh nghiệp phải thay đổi toa xe, thay tàu so với phương án bán vé đã bán cho hành khách thì việc thay đổi chỗ giải quyết như sau:

a. Hành khách có vé hạng cao mà không có chỗ nên phải sử dụng chỗ vé có hạng thấp hơn ngoài ý muốn của hành khách thì tại ga đến, doanh nghiệp phải hoàn lại tiền chênh lệch trên đoạn đường hành khách đã sử dụng chỗ vé hạng thấp và không được thu thêm các khoản chi phí liên quan. Thứ hạng của chỗ trên tàu do doanh nghiệp quy định.

b. Hành khách có vé hạng thấp mà không có chỗ được doanh nghiệp bố trí chỗ hạng cao hơn thì hành khách không phải trả thêm tiền.

c. Trường hợp tại ga đi tàu, khi hành khách không chấp nhận đi tàu thì doanh nghiệp phải trả lại toàn bộ tiền vé cho hành khách. Trường hợp tại ga dọc đường, khi hành khách không chấp nhận đổi chỗ để tiếp tục đi tàu thì doanh nghiệp phải trả lại tiền vé cho hành khách tính từ ga dọc đường đó đến ga xuống tàu của hành khách ghi trên vé.

12. Mất vé, thẻ lên tàu

a. Trường hợp hành khách bị mất vé cứng thì hành khách báo cho nhân viên của doanh nghiệp. Trường hợp hành khách chứng minh được quyền sở hữu vé, doanh nghiệp có trách nhiệm cấp Giấy xác nhận để hành khách tiếp tục đi tàu. Mẫu Giấy xác nhận do doanh nghiệp quy định.

b. Trường hợp hành khách bị mất thẻ lên tàu thì giải quyết như sau:

– Hành khách phải cung cấp cho doanh nghiệp về các thông tin của mình khi mua vé;

– Trên cơ sở dữ liệu quản lý vé điện tử đã bán cho hành khách, đại diện doanh nghiệp cung cấp lại thẻ lên tàu cho hành khách đã mua.

c. Trường hợp doanh nghiệp không có đủ cơ sở để xác minh được là hành khách đã có vé đi tàu thì hành khách phải mua vé bổ sung theo quy định của doanh nghiệp hoặc hành khách phải xuống tàu tại ga gần nhất tàu có đỗ.

13. Hành khách bị nhỡ tàu

a. Hành khách bị nhỡ tàu không do lỗi của doanh nghiệp thì vé không còn giá trị sử dụng. Doanh nghiệp quy định cụ thể các trường hợp nhỡ tàu do nguyên nhân khách quan và các biện pháp giải quyết để hỗ trợ hành khách.

b. Hành khách bị nhỡ tàu do lỗi của doanh nghiệp thì giải quyết như sau:

– Đại diện của doanh nghiệp xác nhận bố trí để hành khách đi chuyến tàu sớm nhất có quy định dừng ở ga đến ghi trên vé của hành khách. Trường hợp doanh nghiệp bố trí loại chỗ có hạng thấp hơn loại chỗ ghi trên vé của hành khách thì doanh nghiệp có trách nhiệm trả lại tiền chênh lệch giữa tiền ghi trên vé của hành khách và tiền của loại chỗ thực tế trên tàu mà doanh nghiệp bố trí cho hành khách. Trường hợp doanh nghiệp bố trí chỗ có hạng cao hơn loại chỗ ghi trên vé của hành khách thì hành khách không phải trả thêm tiền;

– Hành khách có quyền yêu cầu đổi vé đi vào ngày khác cùng loại tàu tương đương với vé đã mua và chỉ được thay đổi một lần;

– Trường hợp hành khách không tiếp tục chờ đi tàu, doanh nghiệp phải trả toàn bộ tiền vé (nếu nhỡ tàu ở ga đi) hoặc tiền vé trên đoạn đường chưa đi (nếu nhỡ tàu ở ga dọc đường);

– Doanh nghiệp quy định việc hỗ trợ hành khách như ăn, uống, ngủ, nghỉ trong thời gian hành khách chờ đi tàu.

14. Tàu bị tắc đường

Khi có sự cố gây tắc đường chạy tàu thì giải quyết như sau:

a. Tại ga hành khách lên tàu:

– Hành khách có quyền từ chối đi tàu và yêu cầu doanh nghiệp trả lại toàn bộ tiền đã được ghi trên vé;

– Trường hợp hành khách chấp nhận chờ để đi tàu, doanh nghiệp phải bố trí để hành khách được đi tàu sớm nhất.

b. Trên đường vận chuyển:

– Nếu hành khách muốn trở về ga đi, doanh nghiệp phải bố trí đưa hành khách trở về bằng chuyến tàu đầu tiên và hành khách không phải trả tiền vé. Khi trở về, hành khách có thể xuống một ga dọc đường nếu tàu có đỗ. Doanh nghiệp phải trả lại tiền vé cho hành khách trên đoạn đường từ ga hành khách xuống tàu đến ga đến ghi trên vé;

– Trường hợp hành khách xuống tàu tại ga có đỗ và yêu cầu trả lại tiền vé thì doanh nghiệp phải trả lại tiền vé đối với đoạn đường mà hành khách chưa đi;

– Trường hợp hành khách chờ đợi ở ga mà tàu phải đỗ lại để chờ đi tiếp, doanh nghiệp phải đảm bảo các điều kiện sinh hoạt tối thiểu như: Ăn, uống miễn phí cho hành khách trong suốt thời gian chờ đợi ở ga;

– Trường hợp doanh nghiệp phải tổ chức chuyển tải, thì doanh nghiệp phải đảm bảo các điều kiện sinh hoạt tối thiểu cho hành khách như quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.

c. Thời hạn hoàn trả tiền vé không quá 30 ngày, kể từ ngày hành khách xuống tàu.

15. Trách nhiệm của Cục Đường sắt Việt Nam

Tổng hợp số liệu thống kê công tác vận tải hành khách, hành lý do các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách, hành lý trên đường sắt quốc gia và trên đường sắt chuyên dùng có nối ray với đường sắt quốc gia báo cáo và định kỳ báo cáo Bộ Giao thông vận tải theo quy định.

16. Quyền của doanh nghiệp

a. Yêu cầu người đi tàu, hành khách, người gửi hành lý ký gửi mua vé bổ sung khi không có vé hoặc vé không hợp lệ.

b. Được quyền từ chối, đình chỉ vận chuyển hành khách, hành lý ký gửi đã có vé trong các trường hợp sau đây:

– Người đi tàu, hành khách, người gửi hành lý ký gửi không thực hiện yêu cầu mua vé bổ sung theo quy định tại khoản 1 của Điều này;

– Hành khách đi tàu không chấp hành các quy định tại Thông tư này, nội quy đi tàu và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

– Trẻ em từ đủ 10 tuổi trở xuống (nếu không xác định được tuổi thì có chiều cao dưới 1,32 m) mà không có người lớn đi kèm;

– Người say rượu, người mất trí, người có bệnh truyền nhiễm, người có bệnh tật mà bác sỹ chỉ định không di chuyển hoặc xét thấy có thể nguy hiểm đến bản thân người đó khi đi tàu (trừ trường hợp có người đi cùng trông nom và người có bệnh truyền nhiễm đã được cách ly an toàn);

– Do nguyên nhân bất khả kháng hoặc phải vận tải phục vụ nhiệm vụ đặc biệt theo mệnh lệnh của cơ quan có thẩm quyền như phục vụ công tác cứu nạn, cứu hộ, an ninh, quốc phòng.

c. Các dịp cao điểm lễ, tết, hè khi mà nhu cầu vận tải hành khách tăng cao, thì doanh nghiệp được phép sắp xếp thêm ghế phụ và chuyển đổi giường nằm thành ghế ngồi để vận chuyển hành khách trên toa xe. Trong trường hợp này cần đảm bảo các điều kiện sau đây: không được phép vượt quá tải trọng cho phép của toa xe, tải trọng cầu đường và đảm bảo chất lượng phục vụ, thuận tiện, an toàn cho hành khách, an toàn chạy tàu; công bố công khai phương án bán ghế phụ, chuyển đổi giường nằm thành ghế ngồi trước khi bán vé cho hành khách.

17. Nghĩa vụ của doanh nghiệp

a. Niêm yết tại ga, trạm đường sắt, các điểm bán vé tàu và công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của doanh nghiệp những thông tin sau:

– Giờ tàu, giá vé hành khách, hành lý ký gửi trước thời điểm áp dụng, kế hoạch bán vé. Đối với các tàu bán vé bằng hệ thống điện tử phải thông báo số chỗ còn cho hành khách;

– Hàng hóa là hành lý ký gửi bị nghiêm cấm trong hoạt động vận tải đường sắt;

– Hàng hóa là hành lý xách tay không được mang theo người;

– Hàng hóa là hành lý ký gửi phải thực hiện theo quy định của Điều 62, Điều 63, Điều 64 của Luật Đường sắt;

– Chủng loại hàng hóa, khối lượng, kích thước tối đa cho phép của hành lý xách tay được vận chuyển miễn phí; quy cách đóng gói hành lý;

– Chủng loại hàng hóa, khối lượng, số lượng tối đa nhận vận chuyển hành lý ký gửi tùy theo loại tàu và tuyến đường;

– Các quy định của doanh nghiệp về trách nhiệm phục vụ hành khách đi tàu và các nội dung khác có liên quan đến việc thực hiện Thông tư này; các quy định của doanh nghiệp về vận tải hành khách, hành lý phải phù hợp với các quy định của Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

b. Có biện pháp kiểm tra, kiểm soát hành khách, hành lý trên tàu, dưới ga để đảm bảo an toàn, an ninh, trật tự trên tàu, dưới ga và trong suốt quá trình vận chuyển.

c. Khi tàu khách đi, đến ga chậm giờ theo lịch trình, đại diện của doanh nghiệp, Trưởng tàu phải thông báo kịp thời cho hành khách biết.

d. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về số liệu thống kê công tác vận tải hành khách, hành lý do doanh nghiệp thực hiện gửi Cục Đường sắt Việt Nam để báo cáo Bộ Giao thông vận tải theo quy định.

e. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của Tổ chức OSJD; quy định của Nghị định thư hội nghị đường sắt biên giới Việt Nam – Trung Quốc hàng năm.

f. Thực hiện các nghĩa vụ khác quy định tại khoản 2 Điều 53 của Luật Đường sắt.

18. Quyền của hành khách, người gửi hành lý ký gửi

a. Được quyền từ chối đi tàu, gửi hành lý, khi:

– Doanh nghiệp vi phạm quy định của Thông tư này hoặc các quy định khác thuộc trách nhiệm mà vi phạm đó có thể gây nguy hại trực tiếp hoặc gián tiếp đến tính mạng, sức khỏe; làm hư hỏng, mất mát hành lý ký gửi của hành khách hoặc của người khác;

– Doanh nghiệp không vận chuyển đúng chuyến tàu, đúng thời gian ghi trên vé nhưng không thương lượng được với hành khách, người gửi hành lý ký gửi để thay đổi;

b. Thực hiện các quyền khác quy định tại khoản 1 Điều 60 của Luật Đường sắt.

19. Nghĩa vụ của hành khách, người gửi hành lý ký gửi

a. Thanh toán tiền vận chuyển hành lý ký gửi và các chi phí theo quy định của doanh nghiệp trước khi được vận chuyển. Trong quá trình vận chuyển nếu có phát sinh chi phí phải thanh toán cho doanh nghiệp.

b. Có vé đi tàu hợp lệ.

c. Trẻ em từ đủ 10 tuổi trở xuống (nếu không xác định được tuổi thì có chiều cao dưới 1,32 m) đi tàu phải có người lớn đi kèm.

d. Khi có yêu cầu của doanh nghiệp, hành khách, người đi tàu có trách nhiệm xuất trình vé và một trong các giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều 5 của Thông tư này, các giấy tờ khác theo quy định của doanh nghiệp khi vào, ra ga, trạm, khi lên tàu, khi ở trên tàu.

e. Người say rượu, người mất trí, người có bệnh truyền nhiễm, người có bệnh tật mà bác sỹ chỉ định không di chuyển hoặc xét thấy có thể nguy hiểm đến bản thân người đó khi đi tàu phải có người đi cùng trông nom và người có bệnh truyền nhiễm đã được cách ly an toàn.

f. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định tại khoản 2, Điều 60 Luật Đường sắt.

20. Quy định về các khoản phí

Tổng số tiền thanh toán đã bao gồm thuế, bảo hiểm hành khách phải trả trên toàn bộ hành trình.

CHÍNH SÁCH BẢO MẬT THÔNG TIN KHÁCH HÀNG

1. Chính sách bảo mật thông tin

Chúng tôi cam kết sẽ bảo mật các Thông tin cá nhân của Khách hàng, sẽ nỗ lực hết sức và sử dụng các biện pháp thích hợp để các thông tin mà Khách hàng cung cấp cho chúng tôi trong quá trình sử dụng ứng dụng này được bảo mật và bảo vệ khỏi sự truy cập trái phép. Tuy nhiên, chúng tôi không đảm bảo ngăn chặn được tất cả các truy cập trái phép. Trong trường hợp truy cập trái phép nằm ngoài khả năng kiểm soát của chúng tôi, chúng tôi sẽ không chịu trách nhiệm dưới bất kỳ hình thức nào đối với bất kỳ khiếu nại, tranh chấp hoặc thiệt hại nào phát sinh từ hoặc liên quan đến truy cập trái phép đó. Khách hàng được khuyến nghị để nắm rõ những quyền lợi của mình khi sử dụng các dịch vụ của chúng tôi được cung cấp trên ứng dụng này. Chúng tôi đưa ra các cam kết dưới đây phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam, trong đó bao gồm các cách thức mà chúng tôi sử dụng để bảo mật thông tin của Khách hàng.

2. Mục đích thu thập Thông tin cá nhân

Chúng tôi thu thập Thông tin cá nhân của Khách hàng cho một hoặc một số mục đích như sau:

a. Thực hiện và quản lý việc đặt chỗ và xuất vé cho Khách hàng (bao gồm cả đặt chỗ trực tuyến);

b. Thực hiện và quản lý việc sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng hóa;

c. Thực hiện và quản lý hoạt động tiếp thị, cung cấp thông tin khuyến mại tới Khách hàng như gửi các cập nhật mới nhất về thông tin khuyến mại và chào giá mới liên quan đến sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi;

d. Cung cấp giải pháp nâng cấp hoặc thay đổi dịch vụ nhằm phục vụ nhu cầu Khách hàng;

e. Quản lý, phân tích, đánh giá số liệu để xây dựng chính sách bán và chính sách phục vụ Khách hàng phù hợp;

f. Tiếp nhận thông tin, góp ý, đề xuất, khiếu nại của Khách hàng nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ của chúng tôi;

g. Liên hệ với Khách hàng để giải quyết các yêu cầu của Khách hàng;

h. Đảm bảo an ninh, an toàn đường sắt và nâng cao tính an toàn đối với các giao dịch thanh toán trực tuyến.

3. Loại thông tin thu thập

Những loại Thông tin cá nhân mà chúng tôi thu thập từ Khách hàng của mình bao gồm:

a. Thông tin cá nhân như họ và tên, ngày sinh, số chứng minh nhân dân, số hộ chiếu hoặc giấy tờ xác minh nhân thân khác;

b. Thông tin liên lạc như số điện thoại, địa chỉ email, số fax;

c. Thông tin về thanh toán nếu thanh toán bằng thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ như tên chủ thẻ, số thẻ, ngày hết hạn;

d. Thông tin về doanh nghiệp của Khách hàng như tên doanh nghiệp, địa chỉ doanh nghiệp, chức danh;

e. Các thông tin khác phục vụ Chương trình Khách hàng thường xuyên như địa chỉ nhà riêng, số điện thoại di động, địa chỉ email cá nhân, thói quen, sở thích và các thông tin liên quan đến các nhu cầu đặc biệt của Khách hàng.

f. Các Thông tin cá nhân trên được yêu cầu khác nhau đối với những dịch vụ cụ thể, bao gồm những thông tin bắt buộc phải cung cấp hoặc tùy chọn. Khách hàng có quyền từ chối hoặc không cung cấp đầy đủ các thông tin được yêu cầu. Trong trường hợp đó, chúng tôi không thể cung cấp cho Khách hàng những dịch vụ đầy đủ và chất lượng.

g. Để có thể nhận được sự phục vụ, Khách hàng cần đảm bảo tính chính xác và đầy đủ của các thông tin cung cấp cho chúng tôi. Nếu có bất kỳ sự thay đổi nào về Thông tin cá nhân Khách hàng, xin vui lòng thông báo cho chúng tôi thông qua hotline 1900 2084.

4. Việc công bố thông tin thu thập

Chúng tôi sẽ sử dụng thông tin thu thập nhằm cung cấp dịch vụ tốt nhất cho Khách hàng. Ngoài ra, chúng tôi có thể phải cung cấp các Thông tin cá nhân của Khách hàng cho các cơ quan chức năng, cơ quan của Chính phủ vì các mục đích an toàn an ninh quốc gia và các mục đích theo luật định khác trong phạm vi được yêu cầu hoặc theo luật định.

Bài viết này có hữu ích cho bạn?